Bật mí quy trình sản xuất gốm sứ đầy đủ các bước

Những tác phẩm gốm sứ là quá trình trải qua những công đoạn đầy tính nghệ thuật và sự tinh tế trong từng chi tiết. Hiện nay, có 2 loại gốm sứ chính là gốm sứ thủ công và gốm sứ công nghiệp. Những sản phẩm đòi hỏi những họa tiết hoa văn cầu kì và mang tính cá nhân hóa thì gốm sứ thủ công chính là nghệ thuật tinh hoa hàng đầu được lựa chọn. Còn đối với sản phẩm gốm sứ công nghiệp sẽ mang lại hiệu suất làm việc tốt hơn và mang tính sản xuất hàng loạt. Vậy quy trình sản xuất gốm sứ thủ công và quy trình sản xuất gốm sứ công nghiệp cần trải qua những công đoạn như thế nào? Sau đây hãy cùng Vietnamarch đi tìm hiểu.

***Xem thêm: Cách pha bột thạch cao làm tượng chi tiết từng bước

Bật mí quy trình sản xuất gốm sứ đầy đủ các bước

1. Quy trình sản xuất gốm sứ thủ công chi tiết

Trong quá trình sản xuất gốm sứ thủ công, từng bước đều đòi hỏi sự tập trung và kỹ thuật tinh tế từ phía những người nghệ nhân. Cụ thể, quy trình sản xuất gốm sứ thủ công trải qua 4 giai đoạn chính:

Quy trình sản xuất gốm sứ thủ công chi tiết

Bước 1: Chọn, xử lý, pha chế đất

  • Lựa chọn đất: Nghệ nhân phải lựa chọn đất nguyên liệu phù hợp để sản xuất gốm sứ, đảm bảo chất lượng và tính đồng đều của nguyên liệu.
  • Xử lý đất: Sau khi chọn đất, quá trình xử lý bắt đầu để loại bỏ tạp chất. Đây bao gồm 4 công đoạn chính:
    • Bể đánh: Đất sét thô được ngâm trong nước khoảng 3-4 tháng để phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ và quá trình phân rã.
    • Bể lắng: Lọc bỏ các cặn bã tạp chất nổi lên trên bề mặt nước.
    • Bể phơi: Đất được phơi trong một thời gian ngắn, khoảng 3 ngày.
    • Bể ủ: Xử lý đất bằng phương pháp lên men để khử oxit sắt và các tạp chất, thêm cao lanh tuỳ theo loại gốm cần sản xuất.

Bước 2: Tạo dáng sản phẩm

  • Tạo dáng bằng tay trên bàn xoay: Phương pháp này sử dụng kỹ thuật “vuốt tay, be chạch” tạo hình cho sản phẩm trên bàn xoay. Điều này đỏi hỏi kỹ thuật tay nghề của nghệ nhân chế tác.
  • Đổ khuôn: Đối với phương pháp này sẽ sử dụng kỹ thuật đổ đất vào khuôn in để tạo hình cho sản phẩm. Tuy nhiên, kỹ thuật này phù hợp sử dụng để sản xuất sản phẩm hàng loạt.

Bước 3: Phơi sấy, sửa hàng mộc

  • Phơi sấy: Sản phẩm khi được tạo hình được phơi để khô và không làm thay đổi hình dạng của nó. Sản phẩm có thể được sấy khô trong lò và tăng nhiệt độ từ từ để cho nước trong đất bốc hơi.
  • Sửa hàng mộc: Sau khi đã sấy hoặc phơi, sản phẩm sẽ được sửa chữa và hoàn thiện. Lúc này, các công việc như: cắt, gọt, gắn các bộ phận (vòi, quai…), tỉa lại đường nét hoa văn và tạo họa tiết cho sản phẩm được thực hiện để cho thành phẩm hoàn chỉnh nhất.

Bước 4: Chồng lò và đốt lò nung gốm

  • Chồng lò: Khi đã thực hiện xong bước 3, sản phẩm được chồng trong lò nung theo quy tắc sử dụng không gian lò một cách triệt để, điều này để tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu quả nhiệt cao hơn khi nung.
  • Đốt lò: Quá trình đốt lò đòi hỏi kỹ thuật và sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ. Các công đoạn quan trọng như tăng nhiệt độ cho lò, kiểm tra tính chín của sản phẩm, làm nguội lò và các công đoạn khác. Trong đó, thời gian đốt lò kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm.

Khi lò đã nguội, sản phẩm gốm sứ sẽ được đánh giá, phân loại và sửa chữa lỗi (nếu có) trước khi được phân phối và sử dụng trên thị trường.

2. Quy trình sản xuất gốm sứ công nghiệp

Đối với sản phẩm gốm sứ công nghiệp, quy trình thực hiện sẽ có sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất và tối ưu hóa chi phí, thích hợp với những sản phẩm sản xuất hàng loạt trên thị trường. Cụ thể, về quy trình sản xuất gốm sứ công nghiệp được thực hiện qua 8 bước sau:

Quy trình sản xuất gốm sứ công nghiệp

Bước 1: Kiểm tra chất lượng đất, nguyên liệu

Đây là bước đầu tiên cơ bản để thực hiện và đảm bảo chất lượng của những bước sau. Trước khi bắt đầu sản xuất, đất và nguyên liệu sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để lựa chọn được những nguồn nguyên liệu phù hợp và đạt chuẩn nhất.

Bước 2: Thiết kế mẫu mã

  • Vẽ tay: Bắt đầu với việc phác thảo cơ bản về kiểu dáng trên giấy để xác định mẫu mã sản phẩm ban đầu.
  • Thiết kế bản vẽ 3D trên máy: Dựa trên phần mềm thiết kế 3D để tạo ra mô hình sản phẩm chính xác nhất các góc cạnh, họa tiết sản phẩm. Điều này giúp xác định nguyên liệu cần thiết và kiểm soát chi phí dự án tốt hơn.

Bước 3: Tạo khuôn

Để tạo khuôn với độ chính xác cao, sử dụng máy phay CNC để tạo khuôn. Điều này đảm bảo sản phẩm cuối cùng có hình dáng chính xác và đồng đều nhất, đẹp nhất.

Bước 4: Tạo hình bằng phương pháp dập bột

Bước tiếp theo chính là tạo hình bằng dập bột, điều này đảm bảo độ chính xác, đồng đều cho sản phẩm cần sản xuất hàng loạt như bát, đĩa chẳng hạn.

Bước 5: Nhúng men tự động bằng máy

Khi sản phẩm đã được tạo hình, ta sẽ tiến hành nhúng men tự động, bước này sẽ được tự động hóa bằng sử dụng máy móc để đảm bảo độ đồng nhất khi nhúng men lên sản phẩm.

Bước 6: Nung nhiệt độ cao

Sản phẩm sẽ được chuyển vào lò nung, quá trình nung sẽ được kiểm soát kỹ lưỡng nhiệt độ để đảm bảo chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm

Thành phẩm khi được nung sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về độ cứng chắc, độ sốc nhiệt và chất lượng men. Bước này là khâu quan trọng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

Bước 8: In logo nhà sản xuất

Khi đã đạt bước kiểm tra chất lượng, sản phẩm sẽ được đóng logo của nhà sản xuất in lên sản phẩm.

Trên đây là các bước thực hiện sản xuất gốm sứ thủ công và công nghiệp. Mỗi bước trong quy trình đều được thực hiện cẩn thận và chuyên nghiệp, để mang lại sản phẩm gốm sứ chất lượng nhất và độ tin cậy cao.

Phòng tư vấn Vietnamarch

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *