Quy trình làm trần thạch cao: Các bước thi công đúng kỹ thuật

Quy trình làm trần thạch cao đúng kỹ thuật sẽ giúp hệ thống trền bền đẹp, hạn chế tối đa các rủi ro như sập, nứt, gãy… Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình này gồm các bước như thế nào để tiện theo dõi quá trình thợ thi công. Do đó, bạn hãy cùng Vietnamarch theo dõi bài viết này!

1. Trần thạch cao có cấu tạo như thế nào?

Muốn nắm rõ quy trình làm trần thạch cao thì bạn cần biết cấu tạo của trần gồm những gì. Cụ thể, trần thạch cao gồm 2 bộ phận chính là khung xương và tấm thạch cao. Trong đó, khung xương là bộ phận nâng đỡ, tạo hình và định vị cho các tấm thạch cao. Để hoàn thiện khung xương thì gồm có các thanh chính, thanh phụ, ty treo và phụ kiện.

Quy trình làm trần thạch cao: Các bước thi công đúng kỹ thuật
Cấu tạo chi tiết trần thạch cao

Còn tấm thạch cao là lớp hoàn thiện bề mặt trần. Lớp này có thể để lộ bên ngoài khung xương hoặc không. Muốn tấm thạch cao đạt chất lượng tốt thì cần sử dụng bột thạch cao uy tín. Các tấm thạch cao có thể chống cháy, chống ẩm và chịu được trọng tải lớn.

*** Xem thêm: 5 mẫu trần thạch cao hiện đại được ưa chuộng nhất!

2. Tầm quan trọng khi thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật

Quy trình làm trần thạch cao đúng kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ công trình. Chỉ cần sai một ly, trần có thể nứt, đổ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Trần thạch cao yêu cầu được xử lý tốt các đường nối, lớp sơn, khung trần… để tạo nên bề mặt mịn phẳng.
  • Giảm thiểu hư hỏng: Nếu trần thạch cao được lắp đặt đúng cách thì sẽ hạn chế chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, có thể dùng được lâu dài.
  • Đảm bảo an toàn: Quy trình làm trần thạch cao đúng cách sẽ giúp hạn chế gây ra tai nạn, cháy nổ, đặc biệt ở các công ty hoặc trung tâm thương mại đông người.

3. Quy trình làm trần thạch cao từ A đến Z

Quy trình làm trần thạch cao mỗi loại mỗi khác. Tuy nhiên, dưới đây là các bước căn bản nhất mà bạn nên nắm rõ:

3.1. Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho quy trình làm trần thạch cao

Vật liệu thi công trần và vách thạch cao được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo tính gọn nhẹ, sạch sẽ và an toàn. Cụ thể, bộ vật liệu bao gồm: tấm thạch cao, khung xương, sơn bả, và các phụ kiện đi kèm như ty ren, băng keo, nở sắt, vít chuyên dụng.

Quy trình làm trần thạch cao: Các bước thi công đúng kỹ thuật
Chuẩn bị trước khi bắt đầu quy trình làm trần thạch cao

3.2. Bước 2: Xác định hệ mái thi công

Mục đích của bước này là để đảm bảo độ bền cho trần. Do thạch cao là vật chịu nước khá kém nên nếu hệ thống trần bị dột nước sẽ khiến thạch cao nhanh hỏng hơn.Tùy thuộc vào kết cấu nhà, việc xử lý trần thạch cao sẽ khác nhau:

  • Nhà đổ sàn bê tông: Với kết cấu này, bạn có thể yên tâm hơn về độ ổn định của trần thạch cao. Sàn bê tông vững chắc sẽ hạn chế tối đa tình trạng nứt vỡ.
  • Nhà không đổ sàn: Để đảm bảo trần thạch cao luôn bền đẹp, nên lắp đặt thêm hệ thống khung sắt hộp độc lập. Hệ thống này sẽ giúp treo trần vững chắc, giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố như gió, lực tác động từ mái nhà.

3.3. Bước 3: Lắp đặt khung trần

Giai đoạn lắp đặt khung xương cho trần thạch cao vô cùng quan trọng, quyết định đến độ bền và tính thẩm mỹ của toàn bộ hệ thống. Việc bố trí khung xương hợp lý sẽ đảm bảo khả năng chịu lực và phân tán tải trọng đều.

Thông thường, khoảng cách giữa các thanh chính là 800mm và các thanh phụ là 406mm. Quy trình lắp đặt khung xương trần thạch cao bao gồm các bước sau

  • Xác định vị trí và lắp đặt ti treo.
  • Lắp đặt thanh chính.
  • Lắp đặt thanh phụ.

3.4. Bước 4: Xử lý các mối nối

Xử lý mối nối là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quy trình làm trần thạch cao. Mục tiêu chính của công đoạn này là đảm bảo các mối nối giữa các tấm thạch cao kín khít, tránh tình trạng nứt nẻ, bong tróc và đảm bảo tính thẩm mỹ cho bề mặt.

3.5. Bước 5: Lắp đặt các tấm thạch cao

Sau khi hoàn thiện khung xương, chúng ta tiến hành lắp đặt các tấm thạch cao. Đây là một công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho trần.

  • Căn chỉnh và cố định: Từng tấm thạch cao sẽ được căn chỉnh cẩn thận sao cho vừa khít với các ô khung xương đã định sẵn.
  • Bắn vít: Sử dụng máy bắn vít chuyên dụng để cố định tấm thạch cao vào khung xương. Khoảng cách giữa vít với các mép tấm khoảng 15cm. Khoảng cách giữa các vít khoảng 20cm.
  • Lắp đặt so le: Đối với những diện tích trần rộng, việc lắp đặt các tấm thạch cao so le sẽ giúp tăng cường độ cứng vững cho trần và tạo hiệu ứng thẩm mỹ.
Quy trình làm trần thạch cao: Các bước thi công đúng kỹ thuật
Quy trình làm trần thạch cao

3.6. Bước 6: Hoàn thiện bề mặt

Sơn bả là công đoạn hoàn thiện cuối cùng, quyết định đến tính thẩm mỹ của trần thạch cao. Để có một bề mặt trần mịn màng và đẹp mắt, cần thực hiện các bước sau:

  • Bả matít: Lớp bả đầu tiên có tác dụng lấp đầy các lỗ hổng nhỏ, tạo độ phẳng cho bề mặt. Lớp bả thứ hai giúp bề mặt mịn màng hơn, sẵn sàng cho công đoạn sơn. Mỗi lớp bả cần đủ thời gian để khô hoàn toàn trước khi tiến hành lớp tiếp theo.
  • Xả nhám: Mục đích là loại bỏ các vết lồi lõm, tạo bề mặt phẳng mịn cho trần. Cụ thể là sử dùng giấy ráp chà nhẹ trên bề mặt trần. Kết hợp với đèn chiếu để kiểm tra kỹ các góc cạnh và những vị trí khó quan sát.
  • Sơn: Mặc dù không bắt buộc, nhưng việc sơn lót sẽ giúp tăng độ bám dính của lớp sơn màu, đồng thời bảo vệ bề mặt trần tốt hơn. Ngoài ra, lớp sơn màu cuối cùng sẽ mang đến màu sắc và vẻ đẹp hoàn thiện cho trần nhà.

*** Xem thêm: Những lưu ý khi lắp trần thạch cao cho nhà ở

4. Địa chỉ chuyên bán bột thạch cao làm tấm thạch cao giá tốt nhất thị trường

Quy trình làm trần thạch cao muốn có chất lượng tốt nhất thì các tấm thạch cao nắm vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, bột làm trần thạch cao cần được nhập từ các thương hiệu uy tín. Vietnamarch chính là câu trả lời bạn đang tìm kiếm!

Với kinh nghiệm dày dặn về quy trình làm trần thạch cao, chúng tôi tự hào là địa chỉ cung cấp bột thạch cao chất lượng cao, giá cả cạnh tranh hàng đầu thị trường. Bột thạch cao của chúng tôi được tuyển chọn kỹ lưỡng, đảm bảo độ mịn, độ nhão lý tưởng, giúp bạn dễ dàng tạo hình và cố định tấm thạch cao.

Đặc biệt, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn mức giá cạnh tranh nhất thị trường, giúp bạn tiết kiệm chi phí tối ưu nhất. Thêm đó, Vietnamarch luôn luôn hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp, giải đáp mọi thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình làm trần thạch cao. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu thi công trần. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, chúng tôi luôn nhiệt tình hỗ trợ bạn, hoàn toàn miễn phí!

Vietnamarch – Đơn vị cung ứng bột thạch cao số 1 Việt Nam: 0904.183.097   

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *